Xử lý nước thải y tế

Công ty môi trường Bách khoa chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất.

 

Thành phần tính chất nước thải bệnh viện
–    Nước thải phát sinh từ rất nhiều khâu khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…
–     Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh.
–     Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
Thông số đặc trưng nước thải bệnh viện đầu vào và sau xử lý

 

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện:

Thuyết minh công nghệ:
Công nghệ AAO kết hợp màng lọc MBR tiết kiệm điện năng, diện tích xây dựng lên đến 50% so với công nghệ truyền thống. Module có các ngăn: yếm khí ( Anaerobic Process), ngăn thiếu khí (Anoxic), ngăn hiếu khí với màng lọc vi sinh( Aerobic & MBR).
Nước thải bệnh viện có các thành phần chất ô nhiễm như: máu, mủ, nước rửa phim, thuốc kháng sinh… Nước thải bị ô nhiễm chủ yếu là các chỉ tiêu BOD, COD, N, P, SS, Coliform, dầu mỡ,… trong đó hai chỉ quan trọng là BOD và Coliform với hàm lượng cao và vượt chuẩn QCVN28:2010/BTNMT. Khó phân hủy hiếu khí nhằm xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện, chúng tôi xin giới thiệu công nghệ AAO kết hợp màng lọc sinh học xử lý hiệu quả tính chất đặc trừng của nước thải bệnh viện.
 Bể thu gom
Nước thải phát sinh từ bệnh viện sẽ theo đường ống dẫn vào bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom  sẽ được qua bể tách dầu mỡ trước khi  bơm qua bể điều hòa.
Bể  điều hòa
Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể sinh học kỵ khí (UASB).
Bể sinh học kỵ khí UASB
Chất hữu cơ trong nước thải sau khi xử lý kỵ khí thì sẽ chuyển hóa thành chất khí như: CO, CH4, NH3, H2S…
Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào ngăn kị khí, tại đây quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau :
Chất hữu cơ  + VSV   →  CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới
Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 03 giai đoạn:
–    Giai đoạn 1 (Thủy phân): cắt mạch các hợp chất cao phân tử thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amono axit hoặc các muối pivurat khác.
–    Giai đoạn 2 (Acid hóa): chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông trường như axit axetic hoặc glixerin, axetat,…
•    CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2
Axit prifionic                           axit axetic
•    CH3CH2 CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + 2H2
Axit butiric                                   axit axetic

–    Giai đoạn 3 (Acetate hóa): giai đoạn này chủ yếu dùng vi khuẩn lên men mêtan như Methanosarcina và Methanothrix, để chuyển hóa axit axetic và hyđro thành CH4 và CO2.
•    CH3COOH  → CO2  + CH4
•    CH3COO- + H2O  → CH4 + HCO3-
•    HCO3- + 4H2 → CH4 + OH- + 2H2O
Tại ngăn kị khí, chúng tôi xử lý sinh học kị khí dòng chảy ngược qua lớp bùn, là công nghệ Hà Lan đã được kiểm chứng qua rất nhiều công trình trình thế giới. Các vách hướng dòng xáo trộn dòng nước thải với bùn hoạt tính thúc đẩy quá trình phân hủy chất hủy cơ nhanh hơn. Nước sau đó tự chảy tràn qua ngăn thiếu khí
Bể sinh học thiếu khí (Anoxic):
Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.
–     Quá trình nitrat hóa:
•    Hai loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát khỏi nước.
•    Quá trình chuyển hóa NO3-→ NO2-→ NO → N2O →N2
–    Quá trình photphoril hóa:
•    Vi khuẩn tham gia vào quá trình photphoril hóa là Acinetobacter sp. Khả năng lấy photpho của vi khuẩn này sẽ tăng lên rất nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện hiếu khí và kỵ khí.
Để nitrat hóa,  photphoril hóa thuận lợi, tại ngăn Anoxic bố trí máy khuấy trộn chìm với tốc độ khuấy trộn phù hợp.
Nước sau đó tự chảy tràn qua ngăn hiếu khí
Hợp khối bể xử lý hiếu khí kết hợp màng lọc MBR: 
Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3- , SO42-,… Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí thường dao dộng từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2,5 mg/l.
Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:
–    Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M;
–    Nhiệt độ;
–    Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật (bùn hoạt tính);
–    Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;
–    Lượng các chất cấu tạo tế bào;
–    Hàm lượng oxy hòa tan.
Về nguyên tắc phương pháp này gồm 3 giai đoạn như sau:
•    Chuyển các chất ô nhiễm từ  pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
•    Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
•    Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Nước thải sau khi xử lý tại ngăn hiếu khí sẽ được đưa đến màng lọc siêu vi MBR để loại bỏ các chất rắn lơ lững và các loại vi sinh vật gây bệnh. Màng lọc MBR có kích thước rất nhỏ nên chỉ cho phép những vật có kích thước <0.08 micro mét đi qua; vì vậy màng lọc siêu vi MBR có khả năng loại bỏ gần như triệt để chất rắn lơ lững và vi sinh vật gây bệnh; điều đó có nghĩa là nước thải sau khi xử lý sẽ rất sạch và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bể khử trùng:
Nước thải sau khi qua màng lọc MBR được đưa về bể khử trùng. Tại bể khử trùng, nước thải được khử trùng chất oxy hóa mạnh. Nước sau khi khử trùng, đạt tiêu chuẩn và đủ điều kiện xả ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ:
–    Thiết bị hiện đại với những đặc tính ưu việt về kết cấu, thi công, an toàn. Có khả năng chịu kiềm và axit tốt, không ăn mòn.
–    Hệ thống tiệt trùng bằng hóa chất có thể loại bỏ được hầu hết vi khuẩn có rong nước thải.
–    Thời gian lắp ráp ngắn, lắp ráp xong có thể xử dụng ngay, không cần thời gian dài để điều chỉnh và vận hành thử. Không gian xây dựng nhỏ hơn các thiết bị xử lý truyền thống.
–    Không gây mùi do lắp đặt chìm và kín.
–    Với công suất xử lý nước thải càng lớn thì chi phí vận hành càng thấp.
–    Độ bền thiết bị lớn, hoạt động ổn định từ 20 đến 25 năm. Có thể tái sử dụng khi đơn vị di dời hoặc nâng cấp.
–    Công nghệ AAO & MBR hiện đại, tiết kiệm diện tích, thân thiện môi trường.
Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn miễn phí! 0941619429