Xử lý nước thải y tế

Xử lý ước thải y tế

Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các qui định hiện hành.

Lượng nước thải y tế phát sinh

Lượng nước cấp của các bệnh viện trong một ngày là cơ sở để tính toán hệ thống thu gom nước thải và lựa chọn công suất của hệ thống xử lý nước thải một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, lượng nước thải phát sinh cần được xử lý tại các bệnh viện thường được tính toán dựa trên số lượng bệnh nhân hoặc số giường bệnh (lượng nước thải tính trên bệnh nhân trong ngày). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một vài phương pháp ước tính lượng nước thải phát sinh như sau:

  • Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày.
  • Bệnh viện quy mô lớn: 400 – 700 lít/người.ngày
  • Bệnh viện trường học: 500 – 900 lít/người.ngày

Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế. Trên thực tế với hệ thống thu gom không hiệu quả, lượng nước thải thực tế thu được thường thấp hơn đáng kể so với các giá trị

Nguồn và tính chất nước thải các loại hình cơ sở y tế

a. Cơ sở KCB:

  • Các hóa chất tráng, rửa phim
  • Khu vực nha khoa: Hg, các Aldehyt, chất hữu cơ đặc biệt dầu mỡ động vật, nước giặt, lượng kháng sinh, chất khử trùng, dịch từ cơ thể người, hóa chất phòng thí nghiệm ngoài ra còn chứa nhiều rác

Nguồn và tính chất nước thải các loại hình cơ sở y tế (tt)

b) Cơ sở dự phòng, nghiên cứu đào tạo và sản
xuất thuốc

c) Trạm y tế xã phường

Quản lý xử lý nước thải y tế

1. Nước thải y tế phải quản lý, xử lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.

2. Sản phẩm thải lỏng được thải cùng nước thải thì gọi chung là nước thải y tế.

Các giai đoạn xử lý nước thải y tế

  • Bước 1: (Xử lý sơ bộ chất lỏng độc hại) xử lý vi khuẩn lây nhiễm, các chất phóng xạ,…
  • Bước 2: (Xử lý bậc 1) loại bỏ các tạp chất dạng lơ lửng ( Các chất hữu cơ chiếm 60-70% sẽ có bùn thải)
  • Bước 3: (Xử lý bậc 2) là loại bỏ cacbon hòa tan và các dạng hợp chất nitơ, phốt pho nhờ vi sinh vật trong nước thải ( loại bỏ chất hòa tan bằng vi sinh)
  • Bước 4: Khử trùng ( diệt mầm bệnh)
  • Bước 5: Xử lý bùn thải ( Có thể chưa vi sinh vật phải xử lý bùn thải)

Bạn có nhu cầu xử lý nước thải y tế, xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi.