Giá đã bao gồm trọn gói:

Danh mục:

Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su – Tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su là một thế mạnh của công ty môi trường Bách Khoa đã kết hợp với Đối Tác Hàn Quốc Triển khai các công nghệ mới nhất

Hiện nay, diện tích trồng cây cao su đang phát triển mạnh, lợi ích kinh tế từ việc trồng cây cao su đang làm thay đổi bộ mặt kinh tế nhiều nơi, nhất là ở các tỉnh cón thế mạnh về đất trồng cây công nghiệp như vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Song song với việc phát triển nhanh chóng diện tích cây cao su là việc hình thành nhiều nhà máy sản xuất mủ cao su.

Sản xuất mủ cao su sinh ra rất nhiều nước thải từ các công đoạn sản xuất  từ quá trình sản xuất mủ skim, mủ khối và từ việc rửa thiết bị sản xuất

 

He-thong-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-mu-cao-su

 

 

Nước thải nghành cao su

Nước thải cao su có pH thấp do phải dủng acid cho công đoạn đông tụ, lượng N-NH3 cao do dùng trong quá trình kháng đông, acid foomic dùng trong quá trình đánh đông, còn lượng protein hòa tan. Đặc trưng của nước thải cao su là trong nước thải chưá nhiều hạt cao su nhỏ, không đóng thành mảng lớn được, tồn tại ở dạng huyền phù.

 

he-thong-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-mu-cao-su-1

 

Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao su

Như vậy, nước thải mủ cao su có BOD, COD, N cao, là loại nước thải khó xử lý, công nghệ xử lý nước thải cao su phải vừa kết hợp giữa xử lý hóa học và sinh học để đạt được QCVN 01:2008/BTNMT, cột B.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải  chế biến mủ cao su

 

He-thong-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-mu-cao-su-2

 

 

Thuyết minh công nghê:

Nước thải chế biến mủ cao su được phân thành 2 loại và chảy vào hai bể là bể gạt mủ tạp và bể gạt mủ kem. Khi nước thải chảy vào trong 2 bể này, chất thải sẽ bị  xử lý nhờ quá trình trọng lực, các loại mủ sẽ nổi lên và được vớt thủ công ra ngoài. Sau đó,  nước thải từ 2 bể chảy vào bể trộn qua song chắn rác tinh nhằm giữ lại các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn. Bể trộn có tác dụng trộn đều 2 loại nước thải trước khi chảy vào bể điều hòa.

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ các chất bẩn có trong nước thải cho các công trình xử lý phía sau. Nước thải trong bể điều hòa được trộn đều bằng khí từ hệ thống cung cấp, đồng thời phân hủy ít lượng chất bẩn (từ 5-10% COD). Từ bể điều hòa 2, nước thải được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ, phèn sẽ được bơm định lượng vào nhằm tạo phản ứng, xảy ra quá trình keo tụ, liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù, tiếp theo được bơm định lượng vào bể tạo bông, hóa chất polymer được châm vào, các bông cặn hình thành sẽ liên kết với nhau thành khối lớn hơn nhờ hóa chất này. Sau bể tạo bông, nước thải chảy vào bể tuyển nổi, nước thải tại đây được trộn chung với khí từ dưới lên tạo thành hỗn hợp, nước nổi từ dưới lên, tách các bông cặn từ quá trình tạo bông, giảm lượng chất hữu cơ, tạo hiệu quả cho các quá trình sau.

Sau tuyển nổi, nước thải chảy vào bể trung gian rồi được bơm định lượng vào tháp khử Nitơ nhằm giảm bớt lượng Nitơ.

Từ Tháp khử Nitơ, nước thải sẽ được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể Biochip MBBR. Tại đây có các giá thể động với diện tích bề mặt rất lớn do đó làm tăng nồng độ bùn trong bể. Hỗn hợp bùn nước và giá thể được xáo trộn đều bằng hệ thống phân phối khí từ máy thổi khí. Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế với bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lững trong nước.

Nước thải sau khi qua bể MBBR sẽ có nồng độ BOD giảm thất hơn 500 mg/l đảm bảo an toàn và ổn định khi vào Mương oxy hóa. Tại đây, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Máy khuấy trộn được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện làm thoán kéo dài, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước…theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí       —>    H2O + CO2 + sinh khối mới +…

Nước thải sau khi ra khỏi mương oxy hóa sẽ chảy qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn ( vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ mương oxy hóa. Phần bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về mương oxy hóa nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật hoạt động.

Phần nước trong sau khi qua bể lắng sẽ chảy qua bể khử trùng, hóa chất  khử trùng (dung dịch Chlorine) được bơm hóa chất bơm đồng thời vào bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên QCVN 01:2008/BTNMT, cột B và được xả ra nguồn tiếp nhận.