Giá đã bao gồm trọn gói:

Danh mục:

                             Hệ thống xử lý nước thải từ các cơ sở chế biến thực phẩm như lò mổ, chê biến thủy hải sản

Nước thải ngành chế biến thực phầm có đặc điểm tùy thuộc vào từng ngành cụ thể. Ngành chế biến thủy sản, thịt… nước thải chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng Nito, hàm lượng BOD của các chất hư cơ như dầu, mỡ động vật. Các ngành chế biến đường, tinh bột chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng Nito thấp. Tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn nước sẽ có phương án cụ thể để xử lý.

Công ty Toàn Á đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước, xử lý nước thải xin được giới thiệu tới quý khách hàng một quy trình xử lý nước thải cho ngành chế biến thực phẩm phổ biến nhất, có thể sử dụng cho các cơ sở lò mổ, hoặc các công ty chế biến thủy hải sản,…

THÀN PHẦN VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM ĐIỂN HÌNH TRONG NƯỚC THẢI

Thành phần nước thải của lò mổ

                                                                   Thành phần nước thải của lò mổ

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Sơ đồ xử lý nước thải lò mổ

                                                                                        Sơ đồ xử lý nước thải lò mổ

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ

Bể thu gom

Nước thải từ khu vực giết mổ theo hệ thống thu gom, nước chảy qua mương dẫn có đặt song chắn rác thô. Tại đây rác thải có kích thước lớn gồm: Lá cây, giấy, giẻ, nylon… sẽ được giữ lại nhằm đảm bảo cho máy bơm, các cồng trình và thiết bị xử lý phía sau hoạt động ổn định. Các rác thải này sẽ được lấy lên thường xuyên để tránh làm tắc.

Mương tách mỡ/lắng cặn,

Với cấu tạo chuyên biệt, nước tải bị phân tách làm 3 lớp:

  • Lớp nhẹ nổi trên bề mặt bao gồm: dầu, mỡ, rác, bọt xốp…
  • Lớp trung gian ở giữa mà thành phần chính là nước thải tương đối đồng nhất
  • Lớp cặn lắng dưới đáy bao gồm: bùn, đất, cát…

Bể Điều Hòa

  • Điều chỉnh sự biến thiên về lưu lượng của nước thải theo từng giờ trong ngày
  • Kiếm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý sinh học sau đó.
  • Tránh sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn trong bể xử lý sinh học bằng cách bố trí dàn ống sục khí dưới đáy bể điều hòa với mục đích khuấy trộn, tại đây nước thải được trộng lẫn, làm đồng đều các thành phần (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…)
  • Từ bể điều hòa nước thải được cấp vào hệ thống xử lý sinh học kỵ khí bởi 2 bơm

Bể UASB: Nước thải được phân phối từ dưới lên trên. Nhờ các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ sẽ phân hủy. Nước sau khi qua bộ phận tách 3 pha (khí – lỏng – rắn) theo máng thu chảy vào đường ống phân phối sang bể hiếu khí

Bể Aerotank kết hợp với bể Lắng:

Tại pha sục khí của bể vi sinh, nước thải được trộn đều với không khí được cấp từ ngoài vào qua dàn đĩa phân phối khí ở dưới đáy bể bằng 2 máy thổi khí, hỗn hợp khí và nước được trộn lẫn với bùn vi sinh nhờ máy khấy chìm. Tại đây, quá trình xử lý BOD, N, P… diễn ra mạnh mẽ. Sau một thời gian nhất định quá trình chuyển sang pha lắng, tại đây bùn, và các hạt có kích thước lớn dưới tác dụng của trọng trọng lực sẽ lắng xuống đáy bể và phần nước trong ở bên trên được dẫn vào bể lọc than hoạt tính, hoặc khử trùng.

Bể khử trùng:

Sau khi xử lý vi sinh vẫn còn chứa một hàm lượng vi khuẩn nhất định sẽ được hòa trộn với dung dịch nước chlorine (nồng độ 6-9 ppm) và lưu trong thời gian 30 phút để khử trùng. Cuối cùng nước thải đã xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc tập trung vào bể chứa để tái sử dụng (tưới cây, rửa đường, nuôi cá…)

Bể chứa bùn thải:

Bùn ở bể lắng sẽ được chuyển về bể thu gom và sẽ được hút bỏ định kì bằng xe chuyên dụng.

Hệ thống xử lý nước thải

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải của lò mổ, cơ sở chế biến thực phẩm