Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas.
Xử lý nước thải chăn nuôi heo, xử lý nước thải chăn nuôi bò gọi chung là xử lý nước thải chăn nuôi. Đây có lẽ là bài toán vô cùng khó khăn của cả cơ quan quản lý nhà nước và người chăn nuôi.
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi của nước ta rất phát triển, việc đầu tư ồ ạt các trang trại chăn nuôi đã dẫn tới lượng chất thải chăn nuôi và nước thải gây ảnh hưởng tới môi trường.
Nhưng về tính ổn định và giá thành không ổn định, việc tồn tại và phát triển đã khó, nay lại bắt buộc có hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đạt theo tiêu chuẩn cho phép càng khó khăn hơn.
Nguồn gốc phát sinh nước thải chăn nuôi
Theo quy định thì Nước thải chăn nuôi là nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình.
Nước thải sinh hoạt của cơ sở chăn nuôi khi nhập vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi thì tính chung là nước thải chăn nuôi.
Tính chất nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi thường có tính chất ô nhiễm chất hữu cơ (nồng độ BOD), nồng độ N, P rất cao, Tùy thuộc vào phương pháp nuôi, công nghệ trong chăn nuôi, thức ăn, quy hoạch chuồng trại mà nồng độ ô nhiễm sẽ khác nhau.
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Sau Biogas
Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi.
Toàn bộ nước thải phát sinh trong trang trại bao gồm nước thải chăn nuôi và nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom về bể Biogas.
Bể Biogas
Bể Biogas là dạng bể kỵ khí, sử dụng các vi sinh vật xử lý tốc độ cao, giảm tải lượng chất ô nhiễm mạnh, sinh ra khí ga phục vụ cho hoạt động nấu đốt hoặc chạy thiết bị điện.
Bể Anoxit
Nước thải chăn nuôi sau bể biogas sẽ được bơm lên bể Anoxit để xử lý N có trong nước.
Bể Aerotank
Từ bể anoxit, nước thải chăn nuôi chảy tràn qua bể aerotank để xử lý các chất hữu cơ, chất ô nhiễm khác có trong nước thải chăn nuôi.
Bể lắng sinh học
Sau bể aerotank, quá trình xử lý nước thải chăn nuôi đã loại bỏ hơn 80% chất ô nhiễm, nước thải từ bể Aerotank sẽ được chảy tràn qua bể lắng sinh học.
Tại bể lắng sinh học, bùn vi sinh sẽ kết bông và lắng xuống đáy rồi bơm bổ sung tuần hoàn về bể anoxit và bể aerotank, nước sạch đi lên trên theo máng răng cưa ra ngoài.
Từ bể lắng, sau khi xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học nhân tạo sẽ chảy ra hệ thống xử lý nước thải tự nhiên hồ sinh học, trong hồ sinh học các vi sinh vật , thực vật thủy sinh và động vật dưới nước lại tiếp tục xử lý các chất ô nhiễm còn sót lại sau quá trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học nhân tạo.
Hồ sinh học
Sau quá trình xử lý nước thải chăn nuôi tại hồ sinh học, nước thải hầu như đã được xử lý 90 -95% và đã đạt QCVN cho phép thải ra môi trường, khi này nước thải từ hồ sinh học được bơm lên bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật, các vi khuẩn có trong nước.
Nước thải chăn nuôi tiếp theo được bơm qua bồn lọc áp lực, tại đây nước thải lại tiếp tục được giữ các cặn lơ lững còn sót lại,
Ưu Nhược điểm của công nghệ.
Ưu điểm :
với công nghệ chúng tôi đang áp dụng có các ưu điểm sau:
- Chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép, có thể tái sử dụng;
- Tiết kiệm diện tích nhờ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp nhân tạo;
- Chi phí đầu tư hợp lý;
- Khí ga sinh ra từ quá trình xử lý có thể dùng cho việc nấu thức ăn, chạy thiết bị điện.
Nhược điểm:
- Nhân viên vận hành cần phải được đào tạo chuyên môn;
- Không thể kiểm soát lưu lượng khi trời mưa bão, thiên tai;
Kết luận:
Với công nghệ xử lý nước thải sau biogas do chúng tôi cung cấp có chi phí hợp lý;
Bể biogas được xây dựng bằng bạt HDPE giúp tiết kiệm kinh phí,
Vận hành với 2 chế độ tự động và bằng tay thuận tiện khi có sự cố.